Hôm 6/2 vừa qua anh Hoàng Đức Bình (Hoàng Bình) đã bị tuyên án 14 năm tù và anh Nguyễn Nam Phong bị tuyên án 2 năm tù với lý do vi phạm điều 257 và 258 bộ luật hình sự.
Đã gần 2 năm kể từ ngày xảy ra thảm họa cá chết dọc 4 tỉnh miền Trung Việt Nam và gây ra vô vàng thiệt hại về người, tài sản, và môi trường. Cho đến nay, tiền bồi thường cho người dân còn chưa làm rõ ràng, còn nhiều câu hỏi được đặt ra mà vẫn chưa có câu trả lời như biển đã sạch hay chưa, những chất thải còn đọng lại dưới đáy biển có ảnh hưởng đến sức khỏe con người thế nào và kế hoạch làm sạch biển là gì?,…. Thế mà, lần lượt những nhà hoạt động xã hội, môi trường đứng lên đấu tranh, biểu tình chống Formosa đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giam và nhận lãnh án tù dài hạn trên 9 năm tù và nhiều năm quản chế. Tính đến nay có khoản 7 người vì Formosa mà bị lãnh án tù gồm: Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chị Trần Thị Nga, phóng viên tự do Nguyễn Văn Hóa, sinh viên Trần Hoàng Duy Phúc, anh Hoàng Bình và anh Nam Phong. Và anh Bạch Hồng Quyền vẫn đang bị truy nã.
Theo gia đình anh Hoàng Bình cho biết, trước khi phiên tòa diễn ra thì công an đã đến nhà và dùng bạo lực "mời" họ đến phiên tòa nhưng không cho vào dự. Sau khi em anh Bình xông vào thì bị công an kéo ra và đánh đập.
Cũng theo luật sư của anh Bình cho biết: Bản án cho ông Bình là một hình phạt khá cao, ở mức cao nhất của mỗi tội.
Theo tôi, việc xét xử không dựa trên thẩm tra chứng cứ tại tòa là vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Thỉnh thoảng chủ tọa phiên tòa còn ngắt lời hoặc làm luật sư phân tâm khi luật sư đưa ra quan điểm. Tôi cho rằng chúng ta phải thay đổi tư duy pháp lý và cách vận hành tố tụng. Nếu không đủ chứng cứ buộc tội thì phải trả tự do cho những người bị cáo buộc.
Trước đó, từ New York, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát đi thông cáo dẫn lời ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của tổ chức này: "Hoàng Đức Bình đã liên tục và công khai lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị bị giam, giữ. Ông cũng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối Formosa và góp phần tổ chức các nhóm vận động đòi bồi thường thiệt hại cho ngư dân vì cuộc sống bị ảnh hưởng do đợt xả chất thải độc năm 2016." "Đây là một nghịch cảnh vừa hài vừa bi, ở chỗ chính quyền Việt Nam cáo buộc một nhà bảo vệ nhân quyền với tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ, trong khi sự thực là người dân Việt Nam chẳng hề có tự do, dân chủ hay nhân quyền," HRW nói.