Trong chương trình radio "BBC Business Matters" phát sóng hôm thứ Tư, phóng viên đài BBC Cindy Su đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của mình đối với các điều kiện của di công ở Đài Loan, nhưng động thái tuyển dụng trực tiếp của một nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu của Đài Loan đã được công nhận là sự bắt đầu của một xu hướng mới.
Trong bản báo cáo của mình, cô cho biết công ty I-Mei Foods đã làm một điều gì đó "không bình thường" về tuyển dụng và đã tích cực tiên phong giải quyết các vấn đề mà di công phải đối mặt chính là cắt giảm các chi phí trung gian trong quá trình tuyển dụng.
Cô ấy tiếp tục nói rằng công ty đã đến Philippines, đến phía nam thành phố Davao và thủ đô Manila gần đây để phỏng vấn hàng trăm người xin việc, chủ yếu là lao động nhập cư, cho 200 vị trí trong các nhà máy tại Đài Loan của họ.
"Điều này bất thường là vì hầu hết chủ lao động ở Đài Loan, chủ nhà máy hoặc nhà hàng, những người muốn thuê di công thường thông qua môi giới, hay công ty trung gian. Nhưng công ty này đã quyết định cắt đứt các trung gian và điều này có ảnh hưởng lớn đối với di công vì họ không phải trả rất nhiều tiền phí trung gian. Một số trong số họ đã trả khoảng một phần tư tiền lương hàng năm cho các công ty môi giới ở cả Đài Loan và đất nước họ đến. "
Phóng viên cũng nói rằng chính phủ Đài Loan đã không thực sự thúc đẩy việc tuyển dụng trực tiếp trong những năm gần đây mặc dù các nhóm di công đã vận động hành lang trong nhiều năm. Theo bà, sự trì trệ này đã khiến cho di công phải trả một phần năm tiền lương hàng năm cho người môi giới để đổi lấy việc làm ở Đài Loan và một số công việc làm cho cuộc sống của người lao động trở nên khốn khổ.
"Tôi thấy những người tham lam và những công ty tham lam ở khắp mọi nơi cố gắng kiếm tiền từ di công càng nhiều càng tốt. Và di công thường rất dễ bị tổn thương và không còn cách nào khác ngoài việc phải trả số tiền này. "
Su nhớ lại một vài cuộc phỏng vấn với những di công nữ ở đây, nói rằng những phụ nữ này thậm chí còn phải chịu đựng sự lạm dụng tình dục từ người sử dụng lao động của họ vì họ cần tiền để trả nợ cho các công ty môi giới. Bà kêu gọi hành động nhanh chóng để giúp đỡ những người này.
Trong một cuộc phỏng vấn với Cơ quan Thông tin Trung ương, ông Luis Ko, giám đốc I-Mei Foods cho biết đây là lần đầu tiên công ty tuyển dụng trực tiếp di công. Ko cho biết, công nhân Philipin chiếm 15% tổng số nhân công, và động thái này có thể tiết kiệm chi phí tuyển dụng. Ông tiếp tục thúc giục các công ty Đài Loan khác làm theo.
I-Mei lần đầu tiên đã thuê 50 công nhân từ Philippines vào năm 1993, và ngày nay con số đã sử dụng đã vượt quá 500, đưa số nhân viên từ Philippines lên hàng nghìn trong hai thập niên qua.