Hôm nay ngày 3 tháng 1 năm 2018 lúc 10 giờ sáng, các tổ chức phi chính phủ gồm Hiệp Hội Nạn Nhân Thương Tật Nghề Nghiệp Đài Loan (TAVOI), Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu Việt Nam (VMWBO), HMWSC , TIFFA , và Công Đoàn Sản Xuất Đào Viên, v.v… đã tổ chức cuộc họp báo trước cửa tòa nhà chính phủ Thành Phố Đào Viên, phản đối sự việc liên quan đến vụ cháy ký túc xá Công ty Tịch Ca vào ngày 14 tháng 12 năm 2017 tại Đại Trúc, Đào Viên. Tham dự buổi họp báo có Nguyễn Văn Chạc tham dự, anh ruột của em Nguyễn Văn Trải bị chết cháy. Chủ đề của cuộc họp báo hôm nay là “Chính phủ bao che, di công chết cháy oan”!
Thân nhân của 5 nạn nhân chết cháy còn lại đã không đến tham dự. Họ đã ký kết thỏa thuận hòa giải với chủ thuê với mức bồi thường là $1,8 triệu Đài Tệ. 1 số tiền bồi thường rất thấp so với tính mạng của 1 con người. Thêm vào đó, so với mức bồi thường của người Đài Loan, thì đây chính là sự bất công.
Bắt đầu cuộc họp báo, Chị Niệm Vân của tổ chức TAVOI và Yu Fen VMWBO đã bắt đầu trình bày lý do của cuộc họp báo ngày hôm nay. Cô Yu Fen đã giới thiệu anh Chạc trình bày về cái chết của em ruột mình.
Với giọng đầy xúc động anh nói “Tôi tên Nguyễn Văn Chạc, anh ruột của em Nguyễn Văn Trải, 1 trong 6 lao động bị chết cháy tại ký túc xá Tịch Ca ngày 14/12 vừa qua tại Lu Chu. Em tôi chết oan lúc mới chỉ có 20 tuổi. Đây là sự mất mát qua lớn đối với gia đình chúng tôi. Cha mẹ già và cả gia đình đã bàng hoàng vì tin dữ. Bố mẹ tôi đã khóc mỗi lần nhắc đến tên em tôi. Chúng tôi yêu cầu các cơ quan trách nhiệm điều tra hình sự về tội giết người của chủ thuê vì đã làm sai quy định pháp luật, chỗ ở nghỉ ngơi không đúng, không an toàn dẫn đến việc em và đồng sự đã bị thiêu sống khi lửa bốc cháy, mà không có lối thoát chạy ra ngoài. Chúng tôi yêu cầu chủ bồi thường cho sự mất mát to lớn này của gia đình. Để tránh tình trạng chết oan uổng đói với công nhân lao động nước ngoài tại thành phố Đào Viên, chúng tôi yêu cầu chính phủ kiểm tra toàn bộ các ký túc xá lao động nước ngoài tại thành phố Đào Viên”.
Đoàn biểu tình đã hô to các khẩu hiệu như “Điều tra ký túc xá bất hợp pháp, trả lại cho di công nơi ở an toàn” và “Lao động di dân chết cháy oan ức, chính phủ thành phố bao biện xây dựng ký túc xá bất hợp pháp”.
Thư ký của TAVOI đã phát biểu rằng tại sao mức bồi thường của người các nạn nhân chửa lửa bị chết thì mỗi người là $20 triệu Đài Tệ, trong khi đó lao động di công chỉ có $1,8 triệu Đài Tệ. Cùng 1 mạng người, tại sao lại đối xử bất công như vậy? Trong khi đó di công đã đến Đài Loan và cống hiến cho sự phát triển kinh tế của Đài Loan lại bị đối xử bất công như vậy? Bà cũng nói thêm, thị trưởng thành phố Đào Viên được xếp hạng được nhiều người ủng hộ nhất, tại sao lại để cho tình trạng an toàn nơi ký túc xá của di công tệ hại như vậy? Chúng tôi yêu cầu điều tra và trả lại công bằng cho di công.
Cha Nguyễn Văn Hùng đã được mời trình bày về sự không an toàn của các ký túc xá di công tại Đào Viên. Cha Hùng đã chỉ cho báo chí những tấm hình do di công chụp, cho thấy sự nguy hiểm về nơi ở của di công. Tầng 1 làm nơi để kho chứa đầy nhựa của công ty. Tầng 2 là ký túc xá của công nhân. Chỉ có 1 cầu thang dẫn từ kho chứa nhựa lên ký túc xá. Phòng của di công ở được đóng bằng ván, đường đi chật hẹp. Phía sau ký túc có cửa, nhưng lan can lại dùng thanh sắt hàn chết vào thành tường. Không có cửa sổ. Chắc chắn di công sẽ không thể chạy thoát thân khi có hỏa hoạn xảy ra.
Cô Y Chia, Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu Việt Nam đã trình bày về trách nhiệm của Bộ Lao Động và Cục Lao Động Đào Viên về việc hỏa hoạn gây tử vong cho 6 lao động người Việt vừa qua. Chị trình bày là tại sao Bộ Lao Động lại cấp giấy phép cho chủ thuê nhận di công khi mà nơi ở của họ xây dựng bất hợp pháp và không đủ tiêu chuẩn. Cục Lao Động Đào Viên phải có trách nhiệm thông báo cho Bộ Lao Động biết thực tế để không cho phép chủ thuê nhận di công khi họ không thực hiện đúng thủ tục an toàn nơi ở cho di công. Chị Y Chia cũng đã nêu lên ba yêu cầu của Ban Tổ Chức Biểu Tình:
1) Chính Phủ Đào Viên, Cục Lao Động thành lập đơn vị chuyên môn kiểm tra và theo dõi toàn bộ ký túc xá các công ty nhận di công. Những công ty vi phạm sẽ không được phép nhận di công;
2) Cơ quan kiểm soát An Toàn Cục Lao Động thành phố Đào Viên phải đưa vào phần kiểm tra an toàn lao động về ký túc xá của di công, đồng thời dựa vào luật An Toàn Nghề Nghiệp và Vệ Sinh để kiểm tra;
3) Khi đi kiểm tra các ký túc xá di công phải có sự hiện diện của Hiệp Hội Nạn Nhân Nghề nghiệp và Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu Việt Nam đi cùng. Kết quả báo cáo phải được công khai minh bạch;
4) Quỹ Hệ thống quản lý quyền lợi lao động bị tai nạn của thành phố Đào Viên không được loại bỏ di công.
Phần cuối của cuộc biểu tình, ban tổ chức đã yêu cầu đại diện của chính phủ Đào Viên, Cục Lao Động cho người đại diện đến nhận Thỉnh Nguyện Thư cho anh Nguyễn Văn Chạc và cha Hùng đề đạt. Ông Trương, Khoa trưởng sự vụ đã ra nhận thỉnh nguyện thư. Các đại diện tổ chức Phi Chính Phủ đã đặt câu hỏi yêu cầu công bố kết quả kiểm tra công ty Tịch Ca và ký túc xá của Cục Lao Động ngày 25/11/2017. Có kiểm tra an toàn mà tại sao ký túc xá Tịch Ca khi bị cháy, 6 công nhân bị chết cháy và 6 công nhân khác bị thương? Cục Lao Động Đào Viên đã không trả lời được câu hỏi này.
Buổi biểu tình chấm dứt vào lúc 11:20. Sau đó, đại diện các tổ chức Phi Chính Phủ đã tham dự buổi họp với Cục Lao Động để trao đổi, chất vấn và tìm hiểu thêm về trách nhiệm của Cục Lao Động liên quan đến công ty Tịch Ca và di công của công ty này.
Trong cuộc họp riêng với Cục Lao Động địa phương, các tổ chức phi chính phủ đã chỉ cho Cục Lao Động thấy là họ đã không làm đủ để cung cấp thông tin cho thân nhân của các nạn nhân biết về luật pháp và quyền lợi của họ. Theo thông tin chúng tôi được biết thì môi giới đã trực tiếp can thiệp, dẫn đến bồi thường mỗi mạng người với số tiền đã nêu trên.
Ngày mai 4/1, các tổ chức Phi Chính Phủ đã yêu cầu Cục Lao Động tổ chức cuộc họp vào buổi sáng để mời các gia đình nạn nhân, các di công bị thương đến tham dự để họ được nghe chính phủ trực tiếp và tiếp xúc trình bày cho họ biết về quyền lợi của họ. Buổi tiếp xúc và trình bày này yêu cầu không có sự tham dự của chủ thuê và môi giới. Sau đó, buổi chiều sẽ có cuộc họp giữa chủ thuê, môi giới, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để giải quyết những tồn đọng liên quan đến quyền lợi của thân nhân các nạn nhân bị chết cháy cũng như các di công đang bị thương.