Theo tờ báo TaiwanNews, Báo cáo Nhân quyền mới nhất được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm thứ Bảy (giờ Đài Bắc) bày tỏ lo ngại về việc thiếu nhiều quyền lợi di công Đông Nam Á tại Đài Loan.
Theo thông tin từ chính quyền Hoa Kỳ, báo cáo “Báo cáo quốc gia về thực tiễn nhân quyền” năm 2017 ghi lại tình trạng nhân quyền và quyền của người lao động ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Báo cáo trên Đài Loan cho biết khoảng 600.000 di công Đông Nam Á, chủ yếu là từ Indonesia, Việt Nam, Philippines và Thái Lan, “bị bóc lột nặng nề.”
Nhiều di công nhập cư đến làm việc tại Đài Loan thông qua các công ty môi giới. Tuy nhiên, báo cáo chỉ ra rằng nhiều công ty yêu cầu di công vay tiền để ‘đào tạo’ và các khoản phí khác với các lãi suất ngân hàng cao, do đó để những người di công này mắc nợ ngay cả trước khi họ kiếm ra tiền.
Mặc dù Bộ Lao động Đài Loan đã thực hiện một Trung tâm dịch vụ thuê lao động nước ngoài trực tiếp(DHSC) và dựa trên nền tảng trực tuyến, nơi người sử dụng lao động có thể thuê lao động nước ngoài mà không cần thông qua môi giới, “các quy trình tuyển dụng phức tạp và sự không tương thích của dịch vụ trực tuyến với một số hệ thống tuyển dụng trong di công” các nước đã ngăn cản việc triển khai rộng rãi, ”báo cáo cho biết.
Báo cáo cũng trích dẫn Hiệp hội Công nhân Quốc tế Đài Loan nói “sau 10 năm hoạt động của DHSC, chính phủ vẫn không thể hoàn thành mục tiêu tuyển dụng trực tiếp cho lao động nước ngoài. Quan liêu trong hệ thống cho phép các công ty môi giới bóc lột để trích lợi từ công nhân nước ngoài. ”
Ngoài ra, người chăm sóc gia đình và người lao động trong nước không được Luật Lao động căn bản bảo vệ, quy định mức lương tối thiểu, trả lương làm thêm giờ, nghỉ tối thiểu và ngày nghỉ có lương mà người lao động được hưởng.
“Các đại diện thuộc các tổ chức tôn giáo tiếp tục nêu lên những lo ngại rằng luật pháp đã không đảm bảo một ngày nghỉ cho người lao động trong nước và khán hộ công, hạn chế khả năng tham dự các hoạt động tôn giáo”, báo cáo cho biết.
231.000 người chăm sóc người nước ngoài và công nhân gia đình chủ yếu là từ Indonesia và Philippines và có tín ngưỡng Hồi giáo hoặc Công giáo, đôi khi không được tham dự các hoạt động tôn giáo, theo báo cáo cho biết.
Báo cáo cũng cho biết mặc dù pháp luật cấm bóc lột hoặc lạm dụng lao động nước ngoài, và Bộ Lao động tiến hành kiểm tra tại công ty môi giới hoặc công ty thuê lao động nhập cư, vẫn còn nhiều báo cáo bóc lột và điều kiện làm việc kém của lao động nhập cư, kể cả lao động đánh cá trên các tàu cá đã đăng ký tại Đài Loan.
Báo cáo chỉ ra rằng lao động nhập cư thường không muốn báo cáo việc bị bóc lột sức lao động “vì sợ chủ nhân sẽ chấm dứt hợp đồng và trục xuất họ, để họ không thể hoàn trả nợ đã mượn để đi xuất khẩu lao động.”
Do đó, báo cáo kêu gọi các nhà chức trách Đài Loan đưa ra các biện pháp để bảo vệ người lao động nước ngoài và người di cư sống ở Đài Loan tốt hơn.
Dịch từ TaiwanNews