Công dân Na Uy gốc Việt phản đối sự kiện họ cho rằng là thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử cận đại. Lượng nước thải đáng kể từ một nhà máy thép đã phá hủy nặng nề cho môi trường hơn 200 cây số bờ biển, và làm thiệt hại nặng cho người dân sống bằng nghề biển. Quyền lợi Na Uy cũng có dính dáng đến.
Ngày 6 tháng 4 năm 2016, một lượng lớn cá chết bắt đầu tràn vào dọc bờ biển Việt Nam (1). Chỉ trong vòng tháng tư, 115 tấn cá chết đã trôi dạt vào dọc theo bờ biển trãi dài trên 200 km (2). Một số cá voi cũng mắc cạn và chết dọc bờ biển. (3).
THỦ PHẠM NHÀ MÁY THÉP ĐÀI LOAN
Trong dân chúng đã sớm hướng sự nghi ngờ về một xưởng thép ở quận Kỳ Anh, điều hành bởi công ty thép Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan. Đây là một công ty thuộc tổng công ty Formosa Đài Loan (để biết thêm về cơ cấu tổ chức công ty của Formosa Plastics, xem bên dưới) .(4). Mãi đến tháng 11 năm 2016, bảy tháng sau đó, nhà cầm quyền Việt Nam mới công bố nguyên nhân gây thảm họa là chất thải từ nhà máy thép, bao gồm chất độc như cyanide và phenol. Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh là công trình đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lớn nhất Việt Nam khi khởi công xây dựng vào năm 2012. Nhà máy bắt đầu hoạt động vào tháng 12 năm 2015.
Các vụ tàn phá này đã đưa đến nhiều cuộc phản đối lớn. Đây là điều bất thường ở tại quốc gia độc đảng Việt Nam, nơi các phương tiện truyền thông đều bị kiểm soát và việc biểu tình bị cấm đoán. Vì vậy, nội vụ này đã trở thành một ung nhọt chính trị ở nước này.
LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN 200 NGÀN CON NGƯỜI
Việc phát thải đã phá hủy nhiều hệ sinh thái biển, và chất độc đã tích tụ dưới đáy biển trong vùng. Cá, tôm, rạn san hô và các mầm sống khác trong đại dương đã chết. Điều này sẽ gây hậu quả lâu dài. Nhà cầm quyền Việt Nam cho rằng sẽ cần khoảng 10 năm để khôi phục lại từ sự thiệt hại này.(5). Các nhà hoạt động địa phương thì cho rằng sẽ phải cần nhiều thời gian hơn.(6). Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gọi việc tiêu diệt hệ sinh thái biển là một thảm họa hủy diệt môi trường nghiêm trọng nhất mà Việt Nam giờ mới gặp. (tháng 5-2016)(7).
Sự ô nhiễm này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường và đời sống động vật, mà còn ảnh hưởng đến công ăn việc làm và kinh tế của người dân tại bốn tỉnh thành, là nơi có nhiều con người và làng xóm lệ thuộc vào tôm cá.(8) Thảm họa này ước tính đã phá hủy sinh kế của ít nhất 200.000 người, trong đó có 41.000 ngư dân.(9).
Trích dẫn:
1. http://www.reuters.com/article/us-vietnam-environment-formosa-plastics-idUSKBN1782GJ.
2. Rapport: Environmental justice for Vietnam. Vinh Diocese Working Group Supporting Formosa Victims. April 2017. www.thamhoaformosa.com (Báo cáo không có đăng trên mạng – đăng trên trang Framtiden I våre hender).
3. https://globalnyt.dk/content/tonsvis-af-fisk-doer-paa-mystisk-vis-i-vietnam. (hàng tấn cá chết một cách bí hiểm tại VN)
5. http://www.reuters.com/article/us-vietnam-environment-formosa-plastics-idUSKBN15A1KG.
6. Rapport: Environmental justice for Vietnam – Diocese Working group supporting Formosa Victims
8. http://www.reuters.com/article/us-vietnam-environment-formosa-plastics-idUSKBN15A1KG.
Theo một báo cáo được công bố tháng 4 năm 2017, 263.000 công ăn việc làm đã bị ảnh hưởng. Ở những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Quảng Bình và Hà Tĩnh, 83% dân số có thu nhập giảm vì thảm hoạ. Tháng 10-2016, thu nhập du lịch dọc theo bờ biển miền Trung đã giảm 70-90% .(10). Tại Hà Tĩnh, theo báo cáo, nhiều trẻ em không đến trường vào đầu năm học vì gia đình không còn đủ tài chánh để có thể trả học phí.(11). Tuy nhiên, các nhà hoạt động tuyên bố rằng thảm nạn này để lại hậu quả cho nhiều người dân hơn thế nửa. Họ cho rằng có thể đến cả triệu người bị ảnh hưởng.
Nghề cá là cơ bản của nền kinh tế cho nhiều tầng lớp xã hội tại đây, vì thế đương nhiên rằng chất thải Formosa cũng đã làm tê liệt các ngành nghề phụ như ngành công nghiệp vận tải, công nghiệp du lịch, công nghiệp muối và công nghiệp hải sản. Việc này cũng gây hậu quả lan rộng đến nhiều tỉnh khác ngoài các tỉnh ven biển bị ảnh hưởng trực tiếp.(12).
Do sự kiểm soát các phương tiện truyền thông của nhà cầm quyền Việt Nam, nên việc tiếp cận thông tin độc lập về vụ Formosa rất khó khăn. Tuy nhiên, nhiều người Việt đã quan tâm về vấn đề này và cho thông tin về Formosa thường xuyên trên Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác. Hội “Tương lai trong tay chúng ta” đã tiếp xúc với Yen Chantel Trần, là người phối hợp các mối quan tâm của cộng đồng Na Uy gốc Việt về vụ Formosa. Cô nhận trực tiếp thông tin từ chính người dân địa phương tại các khu vực bị ảnh hưởng ở Việt Nam.(13)
TIỀN BÙ THIỆT HẠI KHÔNG THẤY ĐÂU
Sau khi nhà cầm quyền công bố là chất thải từ Formosa gang thép Hà Tĩnh là nguyên nhân gây thảm họa, họ đã ra lệnh cho Formosa phải xin lỗi và bồi thường 500 triệu đô la Mỹ cho 200.000 nạn nhân ngư dân địa phương. Số tiền này phải được chuyễn qua tay nhà cầm quyền đến các nạn nhân bị thiệt hại. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng số tiền này không đủ để trang trải các thiệt hại, và rằng việc bồi thường chưa thực hiện. (14,15)
Việc bồi thường sẽ do chính quyền chi cho những người bị thiệt hại. Nhưng người ta vẫn chưa nhận được một đồng nào. Một số gia đình cho biết họ được cho 5 kg gạo – mà lại là gạo mốc, cô Trần cho biết như thế.
CHO RẰNG NHÀ MÁY VẪN CÒN GÂY Ô NHIỄM.
Formosa vẫn tiếp tục gây ô nhiễm. Chưa có một quy định hay điều kiện nào được đưa ra để bảo đãm sự ô nhiễm đã ngưng lại, cô ấy nói. Cô Trần kể thêm rằng thường dân bị hạn chế việc qua lại gần khu vực to rộng xung quanh nhà máy. Điều này gây cản trở cho các chuyên gia độc lập muốn lấy mẫu xét nghiệm. Các chuyên gia bình thường không thể tự đến kiểm tra nước và chất thải. Ban đầu, nhiều hội đoàn tổ chức ở Hoa Kỳ và Châu Âu, muốn cống hiến sự giúp đỡ để đến xem xét nội vụ, nhưng họ đã bị nhà cầm quyền từ chối. Vì vậy, rất khó để lấy được các mẫu thử nghiệm độc lập, cô Trần nói.
Người dân tại địa phương lo sợ chất độc này sẽ gây ra những hậu quả tai hại đến sức khoẻ của họ.
10. Rapport: Environmental justice for Vietnam – Diocese Working groupd supporting Formosa Victims
12. Nguồn: Yen Tran, phỏng vấn 30. mai 2017.
13. Yen Tran, phỏng vấn 30. mai 2017. Cô Yến lấy tin từ các nguồn thông tin địa phương tại VN mà cô có liên lạc. Phần lớn qua các mạng xã hội, như truyền trực tiếp trên Facebook. Cô Yến cũng có viết trên bloggpost về nội vụ. https://mrbloggen.com/2017/06/07/forbrytelser- mot-miljoet-er-forbrytelser-mot-menneskeheten/.
14. Rapport: Environmental justice for Vietnam – Diocese Working groupd supporting Formosa Victims 15 https://www.forbes.com/sites/davisbrett/2016/11/16/polluting-factory-behind-vietnams-mass-fish-deaths-gets-allclear/#38a12ab62675.
SỰ PHẢN ĐỐI VÀ BẮT BỚ
Tại địa phương, một số giáo xứ trong khu vực xung quanh nhà máy đã tham gia vào vấn nạn này. Cô Trần đơn cử đến hai linh mục, Đặng Hữu Nam (16) và Nguyễn Đình Thuc, là người đã đi đầu để mang nội vụ này ra tòa.
- Tại tỉnh Hà Tĩnh, người dân tham gia phản đối vào mỗi chúa nhật và đặt dấu hỏi về số tiền họ sẽ được nhận bồi thường hiện ở đâu, cô Trần nói.
- Những người dân này cũng yêu cầu tiền bồi thường phải tăng lên hầu tương xứng được với sự thiệt hại trên thực tế. Ngoài ra, cô Trần nói thêm rằng các nhà hoạt động đòi hỏi phải có biện pháp cho môi trường biển, tẩy sạch chất độc trong biển và nước, rằng Formosa phải bị đưa ra tòa, có ban điều hành minh bạch và rằng Formosa phải rời khỏi Việt Nam.
- Các cuộc biểu tình bắt đầu từ tháng ba. Nhưng sau 2 – 3 lần, những người trẻ tham gia biểu tình bắt đầu bị đánh đập và bắt giam. Giờ thì người ta ít tham gia hơn vì sợ, theo lời cô Trần.
Theo cô Trần, những vị này đã bị chính quyền bắt bớ và đã bị tấn công đời tư trên báo chí. Cô ấy cũng nói rằng nhiều người đã bị giam giữ. Cựu khôi nguyên của giải Rafto Nguyễn Văn Lý đã tham gia vào vấn nạn Formosa, và trong đó ngài có kêu gọi hãy biểu tình trong ôn hòa. (17)
Song song với sự gia tăng các cuộc biểu tình ở Việt Nam qua vụ này, thì bạo lực từ phía nhà cầm quyền cũng tăng nhiều hơn. Nhiều người đi biểu tình đã bị bắt và phải chịu sự hành hung của công an. Điển hình là việc bắt giữ một nhà hoạt động là blogger Việt Nam Bạch Hồng Quyền, người đã tham gia vào phong trào Formosa, cùng đã chỉ trích sự đối xử của nhà cầm quyền với người dân. Ông ta bị bắt vào tháng 4 năm 2017.(18). Khi nhà nước Việt Nam kiểm soát tất cả mọi truyền thông báo
chí trong nước thì mạng xã hội đóng một vai trò then chốt. Mạng facebook đã trở nên một luồng truyền thông quan trọng để phổ biến tin tức. (19).
Theo Yen Chantel Trần thì nhà cầm quyền phải chịu trách nhiệm về những sự phá hủy này.
Loại ô nhiễm kiểu này xãy ra là do sự tham nhũng lan tràn trong hệ thống cầm quyền, sự cấu kết chính trị giữa 2 đảng cộng sản Việt và Trung Cộng cùng với sự yếu kém về các nghị định bảo vệ môi trường. Vụ này chỉ là một trong nhiều thảm họa môi trường tại Việt Nam, cô Trần cho rằng vậy.
- Videoblogg từ Dang Huu Nam: https://www.youtube.com/watch?v=z3uQnwkNjyg.
- Nguồn: Yen Tran, phỏng vấn 30. mai 2017. http://www.rfa.org/english/news/vietnam/warrant-05052017145136.html.
- Nguồn: Yen Tran, phỏng vấn 30. mai 2017..
ĐẦU TƯ CỦA NA UY
Công ty thép Formosa Hà Tĩnh do công ty nhựa biển Đài Loan Formosa làm chủ 100%. Công ty này lại có 5 chủ nhân: Formosa Plastics Corporation (15 %), Formosa Petrochemical Corporation (20 %), Formosa Chemicals & Fibre Corporation (15 %), Formosa Plastics Maritime Corporation (35 %) og Nan Ya Plastics Corporation (15 %).(20). Tất cả 5 công ty này đều là Đài Loan và là một phần của tập đoàn nhựa Formosa.(21). Tại tầng bậc này chúng ta tìm thấy sự đầu tư của Na Uy. Nói cách khác thì không có một kết nối rõ ràng gì giữa công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh, là công ty gây thải, và các nguồn đầu tư của Na Uy. Dưới đây là thông tin dấu bên trong cấu trúc chủ nhân.
Quỹ dầu hỏa đã đầu tư hơn 3,5 tỷ kroner vào 3 trong 5 công ty chủ nhân của công ty nhựa biển Formosa.(22)
Biểu đồ 1: Nguồn đầu tư của quỹ dầu hỏa.
Tên công ty mẹ | Phần sở hữu trong công ty nhựa biển Formosa |
2016 |
Formosa Plastics Corp | 15% |
1 418 530 399 |
Formosa Petrochemical Corp | 20% |
627 779 826 |
Formosa Chemicals & Fibre Corp | 15% |
1 484 933 767 |
Cộng | 50% |
3 531 243 992 20 |
Nguồn: Orbishttp://www2.fpg.com.tw/html/eng/org.htm.Cho các nhà đầu tư lưu ý thì công ty trực thuộc tập đoàn nhựa Formosa cũng đã bị cáo buộc tại Mỹ cho tội hủy hoại môi trường. http://www.codepink.org/breaking_lavaca_bay_area_residents_announce_environmental_suit_against_formosa_plastics.
Nguồn: NBIM.no
Như chúng ta thấy trên biểu đồ, các công ty mà quỹ dầu hỏa đầu tư vào, sở hữu 50% công ty nhựa biển Formosa là chủ của công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh thủ phạm gây thải.
Giới thiệu về Tập đoàn Formosa
Tập đoàn Formosa Plastics là tập đoàn Đài Loan bao gồm 43 công ty. Đây là công ty tư nhân lớn nhất của Đài Loan. Tập đoàn này được xây dựng quanh công ty Formosa Plastics Corp, bắt đầu vào năm 1954 và sản xuất nguyên liệu cho các sản phẩm nhựa. Ngày nay, tập đoàn hoạt động trong một số ngành công nghiệp, bao gồm dệt may, sản xuất thép, sản phẩm điện, công nghệ sinh học và nhiều hơn nữa. Ngoài Việt Nam, tập đoàn còn đầu tư vào Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc và Indonesia.
Trong năm qua, Tập đoàn Formosa đã công bố kế hoạch tăng đầu tư vào sản xuất thép tại Việt Nam. Công ty thép Formosa Hà Tĩnh đã là công trình đầu tư trực tiếp lớn nhất của nước ngoài vào Việt Nam.
Nguồn: http://www2.fpg.com.tw/html/eng/his.htm
http://bizlive.vn/biznews/formosa-plans-to-pour-another-1-billion-into-vietnam-steel-project- 2732668.html
Các quỹ đầu tư Nauy
Qua tìm tòi, chúng tôi tìm thấy rằng ba quỹ tiền tệ rao bán cho khách hàng Na Uy là được đầu tư vào bốn trong số năm công ty đã đề cập qua. Các nhà đầu tư cung cấp các quỹ này là KLP và Handelsbanken. Tổng cộng, các quỹ này đã đầu tư 134 941 509 NOK vào bốn trong số năm công ty.(23)
Bảng 2: Các quỹ đầu tư Nauy
Tên các quỹ tiền tệ | Công ty |
Trọng số danh mục % |
Trị giá NOK (giá ngày 28. 4.17: 96,81) |
Handelsbanken MSCI Emerging
Mkt Index |
Formosa Chemicals & Fibre |
0,24 |
10 435 448,07 |
KLP Aksje Fremvoksende Markeder
Indeks |
Formosa Chemicals & Fibre |
0,23 |
21 273 799,00 |
KLP Aksje Fremvoksende Markeder
Indeks |
Formosa Plastics Corp |
0,28 |
26 378 898,00 |
Handelsbanken MSCI Emerging
Mkt Index |
Formosa Plastics Corp |
0,30 |
13 079 885,83 |
Handelsbanken Kinafond | Formosa Plastics Corp |
0,53 |
7 731 038,46 |
KLP Aksje Fremvoksende Markeder
Indeks |
Nan Ya Plastics Corp |
0,26 |
24 381 300,00 |
Handelsbanken MSCI Emerging
Mkt Index |
Nan Ya Plastics Corp |
0,24 |
4 131 176,03 |
Handelsbanken Kinafond | Nan Ya Plastics Corp |
0,28 |
4 131 176,03 |
KLP Aksje Fremvoksende Markeder
Indeks |
Formosa Petrochemical
Corp |
0,09 |
8 806 706,00 |
Handelsbanken Kinafond | Formosa Petrochemical
Corp |
0,28 |
4 166 849,55 |
Handelsbanken MSCI Emerging
Mkt Index |
Formosa Petrochemical
Corp |
0,09 |
4 106 598,88 |
Tổng cộng tiền Na Uy NOK |
134 941 508,70 |
Nguồn: Morning Star
YÊU SÁCH CHO CHÍNH QUYỀN NA UY VÀ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ.
Như bản ghi nhận này cho thấy, là tiền Na Uy có dính líu vào các công ty chịu trách nhiệm cho sự hủy hoại môi trường thật nặng nề tại Việt Nam.
Dựa vào thông tin này (24), hội «Tương Lai trong tay chúng ta» yêu cầu như sau:
– Rằng NBIM (Ngân hàng quản trị đầu tư Na Uy) sẽ tích cực đi vào các đàm thoại sở hữu chủ với các công ty Formosa mà quỹ dầu hỏa đã đầu tư và đòi hỏi các công ty này phải giải quyết cặn kẽ vấn đề và bồi thường thỏa đáng cho những nạn nhân.
– Rằng hội đồng luân lý sẽ cứu xét nội vụ và xét xem về sự rút lui ra khỏi các công ty Formosa mà quỹ dầu hỏa đã đầu tư vào.
– Rằng các ngân hàng Na Uy nào đã đầu tư vào những công ty nói trên sẽ đàm thoại với các công ty và đòi bồi thường và xem xét điều kiện nào để rút ra.
24) Chúng tôi dựa theo:
Yêu sách từ cộng đồng Na Uy gốc Việt trong cuộc biểu tình tại Oslo:
– Về phía chính quyền Nauy:
– Lên án việc thải chất của Formosa và các diễn biến theo sau tại Việt Nam.
– Đặt sức ép lên nhà cầm quyền Việt Nam – đặt biệt là MR (nhân quyền?).
– Formosa phải rời Việt Nam.
– Formosa phải đền bù thiệt hại họ đã gây ra.
– Formosa phải tẩy sạch biển.
– Quỹ dầu hỏa và các chủ đầu tư nên rút đầu tư ra và lên án vụ thải chất và sự xữ lý.
Yêu sách trong chiến dịch chữ ký «Lên tiếng nhằm giải quyết thảm họa môi trường Formosa» điểu hợp bởi nhóm hành động Giáo Phận Vinh và thu được 193.000 người ký tên.
– Rằng chính quyền Đài Loan yêu cầu Formosa hành xữ có trách nhiệm, tôn trọng môi trường và kế sinh nhai của người Việt và đề ra kế hoạch cụ thể để giải quyết thảm học, tẩy sạch các hủy hoại do ô nhiễm tại khu vực và đền bù cho bên bị thiệt hại.
– Rằng FN, EU, ngân hàng thế giới và ngân hàng phát triễn Á Châu, cùng các tổ chức về môi trường, yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam nhận lãnh trách nhiệm tái lập lại môi trường và đời sống của những nạn nhân bị thảm họa.