Ngày 14/2/2017, Linh mục Nguyễn Đình Thục dẫn dắt gần 1000 ngư dân đi nộp đơn khiếu nại đòi bồi thường thỏa đáng sau thảm họa Formosa. Đoàn tuần hành vừa đi vừa giơ cao khẩu hiệu "Hãy giúp chúng tôi kiện Formosa" , "Formosa hãy cút khỏi Việt Nam".
Linh mục Nguyễn Đình Thục đã thuê một số chiếc xe buýt để chở người biểu tình từ Nghệ An đến tòa án Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Tuy nhiên, công an Việt Nam đã chặn đoàn xe chở người biểu tình. Một người đàn ông tự xưng tên Hải, phó Giám đốc công an tỉnh trò chuyện và khuyên linh mục JB Nguyễn Đình Thục nói người dân quay lại vì vào toà Kỳ Anh thì cũng không nhận đơn kiện Formosa của bà con.
Đoàn người vẫn tiếp tục cuộc tuần hành của mình. Họ không chịu khuất phục dưới sự ngăn cản cũng như những đe dọa từ phía công an. Mọi người tập hợp lại và sử dụng bất kỳ phương tiện nào họ có để vượt qua chặng đường 170 Km đến tòa án Kỳ Anh. Ai có xe hơi thì sử dụng xe hơi, ai có xe máy thì dùng xe máy, ai có xe đạp thì dùng xe đạp, không có xe thì họ đi bộ. Họ nói rằng " Chúng tôi phải đến được tòa án để nộp đơn kiện. Không đến được trong 1 ngày thì 2 ngày, 2 ngày không đến được thì 3 ngày."
Những giáo xứ cũng như người dân sống dọc quốc lộ 1A luôn đồng hành cùng đoàn trong suốt cuộc tuần hành. Họ cung cấp nước và thức ăn, cũng như sơ cứu cho những nạn nhân bị thương trong cuộc tuần hành.
Trong cuộc tuần hành, xe hơi của Linh mục Nguyễn Đình Thục bị đập phá và mang về đồn công an 51. Một số nhà báo độc lập, người lãnh đạo đoàn tuần hành bị dánh, bị bắt và được áp tải đi đâu thì không ai biết. Khi ngồi trên xe cơ động của cảnh sát, họ đã gửi tin nhắn trên facebook " Cha ơi, cứu con với". Một số người dân không kể trai gái, già trê, lớn bé, khỏe mạnh hay khuyết tật đều bị bọn côn đồ đánh trọng thương. Kể cả Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng bị đánh chảy máu miệng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà có thể hạ gục tinh thần và ý chí đấu tranh để đòi lại công lý cho mình của những ngư dân này.
Khoảng 16 giờ cùng ngày, cảnh sát sử dụng súng bắn hơi cay để giải tán đám đông. Đồng thời, họ cũng dùi cui để đánh những người tuần hành.
Vào buổi tối cùng ngày, đoàn tuần hành tạm trú ngụ tại giáo xứ Đồng Tháp để nghỉ ngơi và chữa trị vết thương. Cha quản nhiệm giáo xứ đã tổ chức một thánh lễ cầu bình an cho tất cả mọi người.
14/2 ngày mà hầu như cả thế giới chúc mừng nhau bằng hoa thì những nạn nhân Formosa lại đón nhận những trận đòn roi, máu và nước mắt chỉ vì họ đi đòi công lý cho chính mình. Những người tự xưng là người bảo vệ công lý, gìn giữ trật tự và an ninh cho đất nước, họ là những người sống trên tiền mồ hôi nước mắt, xương máu của người dân mà hôm nay lại đi bảo vệ kẻ đã đang và sẽ tiếp tục hủy hoại đất nước mình, còn những người cưu mang cuộc sống của họ lại bị họ đánh đập dã man. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" Truyền thống từ ngàn đời ông cha ta đã để lại nay còn đâu? Tôi đã tự hỏi mình rất nhiều lần, những con người độc ác và vô nhân tính như thế này họ có bao giờ nghĩ rằng " Gieo nhân nào gặt quả đó " hay không? Những con người này ít nhất cũng là những người có trí thức và biết suy nghĩ. Có bao giờ họ nghĩ rằng chúng ta sống trong một vòng tuần hoàn không? Tôi không xét đến những người có người thân đã đang và sẽ định cư ở nước ngoài. Có bao nhiêu phần trăm trong lực lượng an ninh có khả năng này? Hay chỉ có những kẻ nắm quyền lực trong tay. Vậy số phận của những kẻ phục tùng sẽ ra sao? Nhưng một khi bất kì con người nào còn sống trên đất nước Việt Nam, họ và gia đình họ vẫn là một nạn nhân gián tiếp của thảm họa Formosa. Tôi xin lấy một ví dụ cụ thể: Nếu người nào đó làm nước nắm từ cá bị nhiễm độc, người thân của họ ăn vào bị ngộ độc hoặc bị ung thư thì họ sẽ nghĩ như thế nào? Nếu chất độc này ngấm vào gen và có thể di truyền thì đời đời con cháu của họ vẫn sẽ chịu hậu quả của thảm họa này thì sao. Tôi thiết nghĩ, chúng nó sẽ lôi mồ mả tổ tông ra mà chửi vì tổ tông của chúng nó quá "hèn với giặc, ác với dân".
Chúng tôi hi vọng rằng cuộc tuần hành trong ngày tiếp theo sẽ vẫn sôi sục ý như hôm nay và cầu mong bình an cho tất cả mọi người. Tất cả chúng tôi luôn đồng hành với các anh chị em.