Thứ Bảy, Tháng Năm 10, 2025
No Result
View All Result
Vietnamese Migrant and Immigrant Office
  • Tin tức
    • Lao động Đài Loan
    • Lao động Việt Nam tại Đài Loan
    • Công Hội Di Công Việt Nam
    • Di Dân Việt Nam
    • Môi trường
    • Khác
  • Bài viết
    • Lao động Việt Nam
    • Công Hội Di Công Việt Nam
    • Di Dân Việt Nam
    • Môi trường
    • Khác
  • Giới thiệu
    • Lịch sử hình thành
    • Mục tiêu
    • Tầm nhìn
    • Thành tựu
    • Liên hệ
  • Luật
    • Luật lao động
    • Luật công đoàn
    • Luật di dân
    • Luật môi trường
  • Nghiên cứu
    • Lao động Việt Nam
    • Công Hội Di Công Việt Nam
    • Di Dân Việt Nam
    • Môi trường
  • Videos
  • Ngôn ngữ
    • Tiếng Việt
    • English
    • 中文(繁體)
No Result
View All Result
  • Tin tức
    • Lao động Đài Loan
    • Lao động Việt Nam tại Đài Loan
    • Công Hội Di Công Việt Nam
    • Di Dân Việt Nam
    • Môi trường
    • Khác
  • Bài viết
    • Lao động Việt Nam
    • Công Hội Di Công Việt Nam
    • Di Dân Việt Nam
    • Môi trường
    • Khác
  • Giới thiệu
    • Lịch sử hình thành
    • Mục tiêu
    • Tầm nhìn
    • Thành tựu
    • Liên hệ
  • Luật
    • Luật lao động
    • Luật công đoàn
    • Luật di dân
    • Luật môi trường
  • Nghiên cứu
    • Lao động Việt Nam
    • Công Hội Di Công Việt Nam
    • Di Dân Việt Nam
    • Môi trường
  • Videos
  • Ngôn ngữ
    • Tiếng Việt
    • English
    • 中文(繁體)
No Result
View All Result
Vietnamese Migrant and Immigrant Office
No Result
View All Result

Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez Thăm Taiwan VMWBO và Cuộc Vận Động Chống Buôn Người tại Đài Loan

by Nguyen Hung
17/11/2018
in Lao động Việt Nam tại Đài Loan, Lao động Việt Nam tại Đài Loan
0
0
SHARES
0
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Vào lúc 2giờ chiều ngày 10 tháng 4 năm 2010, DB Loretta Sanchez đã đến thăm TaiwanACT. Cùng đi với bà còn có Deanna Kim, AIT’s trách nhiệm về nhân quyền và chống buôn bán người tại Đài Loan. Ngoài ra còn có 3 trợ lý của bà dân biểu. “I have fulfilled my promise of visiting your office” ( Tôi đã làm tròn lời hứa. Hôm nay tôi đến thăm Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Công Nhân, Cô Dâu Việt Nam-TaiwanACT), Dân Biểu Loretta Sanchez nói với linh mục Nguyễn Văn Hùng, khi đón bà tại cổng vào Văn Phòng. Sau vài lời xã giao, giới thiệu, phái đoàn đã được hướng dẫn đến phòng họp.

1

Buổi gặp hôm nay có đại diện các Tổ Chức Phi Chính Phủ của TIWA (Taiwan International Workers Association) cô Cố Ngọc Linh; HMISC (Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Di Dân Giáo Phận Tân Trúc) linh mục Peter O’Neill; ECMI (Episcopal Commission For Migrant Itinerary – Thư Ký Ủy Hội Di Dân Hội Đồng Giám Mục Đài Loan) linh mục Loloy; HWC (Hope Workers Centre – Trung Tâm Hy Vọng) Eden và Regina; JPIC (Justice, Peace and Integrity of Creation) John Huang; MWCD (Migrant Workers Concerns Desk) Alice và nhân viên Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu Việt Nam. Những Tổ chức Phi Chính Phủ này thuộc Liên Minh Tăng Sức Mạnh Công Nhân Di Dân (MENT – Migrant Empowement Networks in Taiwan) tại Đài Loan. Linh Mục Nguyễn Văn Hùng, Giám Đốc Điều Hành Văn Phòng TaiwanACT, đã thay mặt các NGOs hiện diện chào mừng DB Loretta Sanchez và các nhân viên thuộc Văn Phòng bà DB đến thăm. LM Hùng nhắc lại dịp đến thăm VP của bà tại Orange County để tường trình về tình trạng vi phạm nhân quyền và buôn bán con người qua hình thức lập gia đình và công nhân lao động tại Đài Loan trước đây. Hy vọng với sự quan tâm và vị trí của bà sẽ làm áp lực với chính phủ Đài Loan để cải thiện tình trạng bóc lột và buôn bán con người qua hình thức lao động và lập gia đình tại Đài Loan. Sau đó linh mục Peter O’Neill đã trình bày ngắn gọn về Liên Minh MENT để DB Sanchez nắm rõ. Những đại diện NGOs đã giới thiệu tổng quát về tổ chức của mình. Dù luật chống buôn người đã được thông qua và thực thi tại Đài Loan kể từ ngày 1 tháng 6 năm 2009, nhưng vẫn còn rất nhiều những bất cập, tạo ra nhiều bất công cho các nạn nhân bị buôn bán. Các đại diện các tổ chức đã nêu lên những khó khăn gặp phải đến bà DB. Những khó khăn đó được tóm gọn như sau:

  1. Luật pháp đã không được áp dụng đồng bộ. Đặc biệt là Bộ Lao Động. Cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp đến việc kiểm soát công nhân nước ngoài đã không áp dụng những điều khoản trong Luật Chống Buôn Người. Văn Phòng Trung Ương đã không làm việc với thuộc cấp của mình. Từ khi Luật Chống Buôn Người được thực thi, các Cục Lao Động tại các huyện, thanh phố đã không dùng hay không dám dùng đến. Họ xem những vụ việc bóc lột sức lao động như những tranh cải lao động.
  2. Văn Phòng Trung Ương Bộ Lao Động đã không có quyền phán quyết về việc bảo vệ nạn nhân bị bóc lột lao động khi cơ quan quản lý chính phủ địa phương, vì những quyền lợi riêng, không phê chuẩn. Điều này đã tạo vi phạm đến nhân quyền của các nạn nhân bị bóc lột sức lao động. Gây nhiều khó khăn cho các tổ chức Phi Chính Phủ trong việc giúp đỡ các nạn nhân. 3. Cục Lao Động địa phương đã không được huấn luyện về Luật Chống Buôn Người của chính phủ đến nơi đến chốn.
  3. Những nạn nhân buôn người không được bảo hiểm sức khoẻ.
  4. Hơn 160,000 lao động nước ngoài giúp việc gia đình không được luật Căn Bản Lao Động bảo vệ. Dân Biểu Sanchez đã chăm chú lắng nghe và ghi chép rất chi tiết những gì mà các thành viên của MENT trình bày. Nói chi tiết là vì bà đã chép đầy tờ giấy trắng của bà. Điều này cho thấy bà thực sự quan tâm và lắng nghe những trình bày của đại diện tham . “Tôi và các đồng sự là phụ nữ trong Quốc Hội Liên Bang rất quan tâm (passionately concerned) đến tình trạng buôn người tại Đài Loan và trên thế giới”, DB Sanchez nói. Bà nói bà rất quan tâm đến vấn đề vi phạm nhân quyền trên thế giới. Đặc biệt tại Việt Nam và cùng vì lý do đó mà đông đảo cử tri người Việt đang sinh sống tại Orange County, California đã chọn bà làm đại diện cho họ. “Tôi đã gặp Tổng Thống Mã Anh Cửu buổi sang nay. Tôi đã trình bày để ông biết là tình trạng buôn người vẫn đang còn rất nhiều vấn đề. Tối nay tôi sẽ có cơ hội để gặp các Bộ Trưởng Nội Vụ, Bộ Luật Pháp và Lao Động. Tôi sẽ trình bày cho họ biết những gì mà tôi đã nghe được từ những đề nghị của quý vị hôm nay ở đây”.

3

Sau 1 giờ hội họp, DB Loretta Sanchez đã gặp 10 nạn nhân bị bóc lột lao động. Bà Sanchez nói : “Tôi là người đại diện cho cử tri Việt đông nhất tại Hoa Kỳ; và cũng có lẽ là nơi có dân số người Việt định cư đông nhất thế giới. Đó là tại Quận Cam, California. Cử tri của tôi rất quan tâm đến tình trạng bóc lột lao động, buôn bán con người tại Đài Loan. Tôi ủng hộ việc làm của cha VP cha Hùng trong nổ lực giúp đỡ, đấu tranh cho các nạn nhân buôn người tại Đài Loan. Tôi muốn lắng nghe các câu chuyện của các bạn. Sau đó, tôi sẽ về lại Mỹ và tường trình cho đồng bào Việt Nam biết việc bị hại của các bạn. Ngoài ra, tôi đã gặp Tổng Thống Đài Loan Mã Anh Cửu. Tôi đã nói thẳng với ông về tệ trạng này. Ngoài ra, tôi sẽ gặp các Bộ Trưởng Nội Vụ, Lao Động và Luật Pháp tối nay. Tôi sẽ gặp họ và sẽ đề đạt những gì tôi nghe từ các bạn hôm nay”. Lời mở đầu của bà đã khuyến khích chị em chia xẻ những câu chuyện bị bóc lột của mình. Nhiều chị đã khóc khi kể lại quá trình bị chủ đối xử như nô lệ lạo động. Họ bị bắt làm việc 1 ngày từ 14 đến 16 tiếng. Không được phép nghỉ. Không được đi ra ngoài. Giấy tờ bị chủ tịch thu. Chủ không trả tiền lương làm thêm giờ. Lương thì bị chủ thu giữ và chỉ được gởi về sau 6 tháng. Mỗi lần gởi về phải nói với chủ. Họ gởi bao nhiêu, còn bao nhiêu cũng không được biết. Nơi ngủ là giường của bệnh nhân, v.v…. Bà hỏi là chính phủ Đài Loan có biết việc các chị bị bóc lột không? Các chị nói là có liên lạc để họ giúp đỡ. Trong những lúc tiếp xúc với đại diện của chính phủ địa phương đến điều tra, có nói cho họ biết. Tuy nhiên, sau đó vẫn không thấy gì thay đổi. Đâu lại vào đấy. Điều lo lắng nhất đối với các chị là khoản tiền nợ các chị đã vay mượn trước khi qua Đài Loan để trả cho môi giới Việt Nam. Có chị vẫn còn thiếu $6,000USD sau sáu tháng làm việc tại Đài Loan. Các chị khóc nức nở vì không biết làm cách nào để trả món nợ mà tiền lời ngày càng sinh ra, trong khi chờ đợi án, chưa có việc làm. Có chị đã phải mượn sổ đỏ của 4, 5 gia đình thân nhân để đến ngân hàng thế chấp. Bà Sanchez đã an ủi và ôm chặt vai an ủi các chị. Ngoài ra các chị cũng nói về áp lực tinh thần mà các chị và gia đình phải gánh chịu trong thời gian qua. Môi giới đã cấu kết với an ninh và chính quyền địa phương, đe dọa gia đình của họ ở Việt Nam. Họ đưa lên loa phát thanh thông báo là các chị đã bỏ trốn và đang tham gia vào tổ chức Công Giáo Khủng Bố của cha Hùng ở Đài Loan. Gia đình của họ bị gán ghép cho cái tội “bán nước”. Khi nghe đến đây, bà Sanchez chia xẻ với các chị. Bà là 1 dân biểu Liên Bang. Bà đã xin visa vào Việt Nam 7 lần. Nhưng nhà nước chỉ cho bà vào có 3 lần. Bà, do đó không ngạc nhiên về những lời cáo buộc của nhà nước đối với gia đình của họ. Bà an ủi và động viên tinh thần của các chị. Vì thời gian có hạn, nên gặp gỡ chỉ vỏn vẹn 60 phút. Sau đó các chị mỗi người đã chụp hình riêng lưu niệm với bà. Với cử chỉ thân mật, bà và các chị đã thể hiện sự gắn bó, như đã quen tự bao giờ.

Nguyen Hung

Next Post
Phụ nữ Việt ở Đài Loan: ‘Tôi sợ đàn ông'

Phụ nữ Việt ở Đài Loan: 'Tôi sợ đàn ông'

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ngư dân Việt Nam bị bóc lột tại Đài Loan

Ngư dân Việt Nam bị bóc lột tại Đài Loan

21/09/2017
擴大自行到案2.0今起上路 移民署鼓勵逾期外來人口主動投案

Mở rộng chuyên án “Tự Động Báo Án” đối với người nước ngoài cư trú quá hạn

13/04/2020
CÁC CHỦ KHO ĐÔNG LẠNH HUYỆN LỘC HÀ – HÀ TĨNH GÀO KHÓC TRƯỚC UBND TỈNH HÀ TĨNH VÌ CHƯA ĐƯỢC ĐỀN BÙ THIỆT HẠI DO FORMOSA.

CÁC CHỦ KHO ĐÔNG LẠNH HUYỆN LỘC HÀ – HÀ TĨNH GÀO KHÓC TRƯỚC UBND TỈNH HÀ TĨNH VÌ CHƯA ĐƯỢC ĐỀN BÙ THIỆT HẠI DO FORMOSA.

23/09/2017
Buổi điều trần liên quan đến Thảm họa Formosa tại Quốc Hội Đài Loan vào ngày 5/12/2016

Buổi điều trần liên quan đến Thảm họa Formosa tại Quốc Hội Đài Loan vào ngày 5/12/2016

09/06/2017
Bể nước thải của nhà máy có khí độc hydrogen sulfide(H2S) khiến 2 lao động Việt Nam rơi xuống chết thảm.

Bể nước thải của nhà máy có khí độc hydrogen sulfide(H2S) khiến 2 lao động Việt Nam rơi xuống chết thảm.

20/10/2017

VĂN PHÒNG TRỢ GIÚP CÔNG NHÂN VÀ DI DÂN VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 116 Đường Trung Hoa, Quận Bát Đức, Thành Phố Đào Viên, Đài Loan.
Số điện thoại: 03-2170 468 / 0922-641-743
Fax (03) 379- 8171
Email: vmwio.com@gmail.com / nguyenvanhung2025@gmail.com

Chuyên mục

  • Giới thiệu
    • Thành tựu
    • Liên hệ
    • Lịch sử hình thành
    • Mục tiêu
    • [:zh-hant]Tầm nhìnTầm nhìn
  • Bài viết
    • Công Hội Di Công Việt Nam
    • Môi trường
    • Khác
    • Cô dâu Việt Nam
    • Lao động Việt Nam tại Đài Loan
  • Luật
    • Luật Di dân
    • Luật Lao động
    • Luật Công hội
  • Tin tức
    • Công Hội Di Công Việt Nam
    • Môi trường
    • Lao động Việt Nam tại Đài Loan
    • Lao động Đài Loan
    • Khác
    • Cô dâu Việt Nam
  • Nghiên cứu
    • Môi trường
    • Cô dâu Việt Nam
    • Lao động Việt Nam
  • Uncategorized @vi
  • Videos

Về Chúng tôi


Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Di Dân Việt Nam chủ trương đấu tranh chấm dứt tệ trạng buôn bán lao động và con người Việt Nam tại Đài Loan; đòi hỏi công lý và nhân quyền cho các công nhân lao động và di dân Việt Nam tại Đài Loan.

© 2019 VMWIO.COM

No Result
View All Result
  • Tin tức
    • Lao động Đài Loan
    • Lao động Việt Nam tại Đài Loan
    • Công Hội Di Công Việt Nam
    • Di Dân Việt Nam
    • Môi trường
    • Khác
  • Bài viết
    • Lao động Việt Nam
    • Công Hội Di Công Việt Nam
    • Di Dân Việt Nam
    • Môi trường
    • Khác
  • Giới thiệu
    • Lịch sử hình thành
    • Mục tiêu
    • Tầm nhìn
    • Thành tựu
    • Liên hệ
  • Luật
    • Luật lao động
    • Luật công đoàn
    • Luật di dân
    • Luật môi trường
  • Nghiên cứu
    • Lao động Việt Nam
    • Công Hội Di Công Việt Nam
    • Di Dân Việt Nam
    • Môi trường
  • Videos
  • Ngôn ngữ
    • Tiếng Việt
    • English
    • 中文(繁體)

© 2019 VMWIO.COM

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In