Theo tờ báo Tin Tức Đài Loan cho biết, Cục Lao động Nước ngoài tại Thành phố Cao Hùng thông báo hôm thứ 3 là họ đã phạt một nhà máy đậu hủ Chan Shen Country Food Co., Ltd. 1.2 triệu Đài Tệ do hành động bắt buộc lao động làm việc quá sức. Cục lao động cũng phạt công ty môi giới $500,000 Đài tệ vì đã bắt buộc lao động làm việc bất hợp pháp.
“Tình huống này là một dạng mua bán con người, và chủ thuê phải bị phạt nặng vì đã bóc lột sức lao động của lao động nước ngoài”, một đại diện của Cục Lao động Nước ngoài cho biết.
Cảnh sát Cao Hùng đã xâm nhập vào nhà máy đậu hủ và giải cứu cho 4 người lao động nước ngoài bị nhốt bên trên lầu 2 của nhà máy gần 14 năm và họ bị ép làm việc 15 tiếng/ngày.
Một lao động Indonesia tên A-fan đã mua một chiếc điện thoại từ một người Đài Loan làm chung và nhắn tin cho chồng cô ấy cũng là người Indonesia để gọi cho cảnh sát.
Cheng Su-Ling, Giám đốc Cục Lao động Nước ngoài tại Cao Hùng, nhấn mạnh rằng họ sẽ tổ chức một đội kiểm tra lao động thường xuyên để bảo vệ quyền lợi cá nhân và quyền lao động của người lao động nước ngoài.
“Chủ thuê sẽ bị phạt nếu thuê mướn lao động nước ngoài bất hợp pháp, giao thêm việc cho lao động nước ngoài, và giữ các giấy tờ cũng như tài sản của lao động nước ngoài.
Nạn nhân của sự việc này đã chắc chắn được tự do và một trong số họ đã trở về quê huong và những người khác đang ở tại một trung tâm trợ giúp người lao động nước ngoài và đã nhận được giấy phép lao động tạm thời. Một lao động được giải cứu đã đi làm trở lại.
Theo tờ báo Tin Tức Đài Loan cho biết, Cục Lao động Nước ngoài tại Thành phố Cao Hùng thông báo hôm thứ 3 là họ đã phạt một nhà máy đậu hủ Chan Shen Country Food Co., Ltd. $1.2 triệu Đài Tệ do hành động bắt buộc lao động làm việc quá sức. Cục lao động cũng phạt công ty môi giới $500,000 Đài tệ vì đã bắt buộc lao động làm việc bất hợp pháp.
“Tình huống này là một dạng mua bán con người, và chủ thuê phải bị phạt nặng vì đã đối xử không đúng với lao động nước ngoài”, một đại diện của Cục Lao động Nước ngoài cho biết.
Cảnh sát Cao Hùng đã xâm nhập vào nhà máy đậu hủ và giải cứu cho 4 người lao động nước ngoài bị nhốt bên trên lầu 2 của nhà máy gần 14 năm và họ bị ép làm việc 15 tiếng/ngày.
Một lao động Indonesia tên A-fan đã mua một chiếc điện thoại từ một người Đài Loan làm chung và nhắn tin cho chồng cô ấy cũng là người Indonesia để gọi cho cảnh sát.
Cheng Su-Ling, Giám đốc Cục Lao động Nước ngoài tại Cao Hùng, nhấn mạnh rằng họ sẽ tổ chức một đội kiểm tra lao động thường xuyên để bảo vệ quyền lợi cá nhân và quyền lao động của người lao động nước ngoài.
“Chủ thuê sẽ bị phạt nếu thuê mướn lao động nước ngoài bất hợp pháp, giao thêm việc cho lao động nước ngoài, và giữ các giấy tờ cũng như tài sản của lao động nước ngoài.
Nạn nhân của sự việc này đã chắc chắn được tự do và một trong số họ đã trở về quê huong và những người khác đang ở tại một trung tâm trợ giúp người lao động nước ngoài và đã nhận được giấy phép lao động tạm thời. Một lao động được giải cứu đã đi làm trở lại.