Nhìn từ xa, khó có thể tưởng tượng được người con gái trẻ tuổi thích hát theo các bản hát của Phi Nhung, trong giấc ngủ chập chờn nằm gần tôi đang mất dần giấc mơ mở các trung tâm mồ côi cho các em sống lang thang trên đường phố tại quê nhà. Đây cũng chính là em gái thích ăn pizza, người đã từng trải qua những cơn đau mà ai trong chúng ta cũng khó có thể vượt qua. Khi nhìn gần, chúng ta có thể thấy sự biến dạng của bàn tay trái, chân phải và đùi. Nổi đau triền miên khi nghĩ đến sự khó chịu, dị dạng của những mất mát không bao giờ trở lại. Ngây thơ nhưng không sợ hãi, đầy sức sống, Đào Thị Quỳnh là 1 công nhân lao động tại Đài Loan, người đã làm động lòng nhiều người, trong đó có tôi, qua sự can đảm, bản năng sinh tồn và tính lạc quan trong cuộc sống. Em nói “một trong những gíấc mơ của em khi còn học lớp 2 là mở 1 trung tâm dành cho các em vô gia cư mồ côi sống trên đường phố”. Một trong những điều khó nhất của tôi khi nói về em Quỳnh, như người em gái, là nhìn thấy chứng tích khủng khiếp xảy ra trên thân thể của em. Khi nhìn qua, Đào Thị Quỳnh giống các nạn nhân ngoại quốc xuất cảng có hệ thống đến Đài Loan, đến Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Cô Dâu Viêt Nam để được giúp đỡ. Họ bị bóc lột, lừa đảo tiền lương, bị lạm dụng và cuối cùng bị cưỡng bức hồi hương. Bên cạnh những phá hủy về thể xác, nó còn để lại những chứng tích mất mát về tinh thần. Trường hợp em Quỳnh biểu hiện về bản chất thong dụng của việc buôn bán con người qua hình thức lao động tại Đài Loan kể từ năm 1999. Tóm lại, Quỳnh đến Đài Loan vào tháng 12 năm 2003 bằng hợp đồng lao động giúp việc nhà. Em đã phải trả 1 số tiền là $1,000USD cho công ty môi giới tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi đến Đài Loan em Quỳnh đã bị đưa đến nhà của chủ công ty môi giới Đài Loan làm việc nhà và săn sóc cho bố già của chủ công ty môi giới. Điều này đã vi phạm luật hợp đồng lao động, cấu thành việc buôn bán con người theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc “Buôn bán con nguời như … vận chuyển, chuyển nhượng, che dấu hay nhận người, ….
(Nguyễn Hà Thanh)