Hôm nay ngày 30 tháng 6 năm 2017, kỷ niệm 1 năm công ty Formosa Gang Thép Hà Tĩnh xácnhận thải nước phế thải dẫn đến thảm họa môi trường biển làm cho hàng trăm ngàn tấn cá chết, đồng thời hứa bồi thường 500 triệu Mỹ kim. Đối với nhiều người, thảm trạng bi kịch ô nhiễm môi trường biển dường như đã kết thúc, tuy nhiên, đối với ngư dân và người dân địa phương cơn ác mộng này không bao giờ kết thúc. Các tổ chức xã hội dân sự thường xuyên quan tâm đến sự kiện Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường trong đó có Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu Việt Nam – Giáo Phận Tân Trúc, Hiệp Hội Luật Sư Môi Trường, Liên Minh Giám Sát Thực Hiện Công Ước Nhân Quyền, Hiệp Hội Nhân Quyền Đài Loan, Giáo Sư Paul Peng – Academia Sinica chỉ cho thấy sự thông đồng bí mật giữa Formosa Hà Tĩnh và chính phủ Việt Nam, người dân và ngư dân địa phương đã không nhận được bồi thường thỏa đáng, ngược lại, họ tiếp tục bị thất nghiệp và phải chịu đựng những thống khổ do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Thêm vào đó, thông tin liên quan về ô nhiễm môi trường Formosa bị nhà cầm quyền csVN kiểm duyệt gắt gao; những điều này thế giới bên ngoài không thể nhìn thấy và cảm nghiệm được.
Thông qua giáo dân Công Giáo thuộc Giáo Phận Vinh tại địa phương cho biết, Formosa Hà Tĩnh đã từ chối trực tiếp gặp gỡ và đối thoại với người dân, cũng như Formosa Hà Tĩnh không thiết lập cơ chế công khai thông tin liên quan đến việc giám sát xả thải. Được biết Formosa Hà Tĩnh đã công bố rằng họ đã theo chỉ thị của nhà cầm quyền csVN cải thiện 53 hành vi vi phạm môi trường, nhưng cho đến nay chưa có người dân nào tại 4 tỉnh Miền Trung biết được 53 hành vi vi phạm này là những hành vi gì? Đã có những tổ chức xã hội dân sự phát công văn yêu cầu làm rõ, nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm, điều này làm cho chúng ta liên tưởng đến hoặc thậm chí không thể tin tưởng vào sự cố như vậy trong tương lai sẽ xảy ra nữa hay không. Mới đây vào ngày 29/5 năm nay Formosa Hà Tĩnh đã chính thức vận hành và sản xuất thép có công suất hàng năm là 3,5 triệu tấn. Tuy nhiên sau khi vận hành được 1 hôm, nhà máy bị nổ, sự kiện này làm gia tăng sự lo lắng nhiều hơn nữa cho người dân tại địa phương.
Formosa đã đạt kỷ lục quá nhiều về việc gây nên sự cố an toàn môi trường trong một thời gian dài. Ví dụ: Sự kiện Thủy Ngân Bùn năm 1999 tại Cambodia, năm 2009 sự kiên nhà máy làm ô nhiễm nguồn nước ngầm tại Nhân Võ Cao Hùng (Ren-Wu), nhiều vụ nổ tại các nhà máy của Formosa Plastics, việc thải khói gây ô nhiễm không khí được các tổ chức xã hội dân sự kiểm chứng từ 25,000 lần chỉ còn gần 270 lần, dân chúng địa phương không thể nào tin tưởng sự tự tôn trọng kỹ luật doanh nghiệp của Formosa Đài Loan. Do đó chúng tôi nghiêm khắc yêu cầu Formosa Hà Tĩnh công khai cung cấp thông tin về các dữ liệu quản lý môi trường của mình. Họ phải để cho người dân địa phương tham gia vào công việc giám sát, theo dõi, không để cho biến cố tương tự như vậy xảy ra nữa.
Mặc dù thảm họa làm cá chết tại 4 tỉnh Miền Trung cho đến thời điểm hiện tại đã hơn một năm, nhưng đời sống của người dân địa phương ở Việt Nam vẫn phải chịu nhiều ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Vấn đề an toàn thực phẩm biển của các tỉnh ven biển đến hôm nay vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Theo báo Tuổi Trẻ số ra ngày 18 tháng 5, Phó Thủ Tướng Trương Hòa Bình, tại Bộ Y tế đã báo cáo rằng thực phẩm đến từ biển đã an toàn. Tuy nhiên, sau đó ông lại nói cấm 4 tỉnh Miền Trung khai thác và câu cá ở biển sâu trong vòng 20 hải lý. Vào tháng 9 năm 2016, nhà cầm quyền csVN đã cho tiến hành thử nghiệm mẫu và phát giác là các mẫu cá nước sâu ở bốn tỉnh có 132 mẫu tôm, cua, mực vẫn chứa phenol.
Kể từ khi sự kiện gây ô nhiễm môi trường xảy ra cho đến nay, điều nghịch lý là nhà cầm quyền csVN và Formosa Hà Tĩnh đã dùng truyền thông báo chí để công khai nhận tội. Trong khi đó, bà Tổng Thống Thái Anh Văn lại tránh mặt, trốn tránh trách nhiệm quản trị cơ quan chủ quản phụ trách việc đầu tư nước ngoài, cũng chính là cơ quan chống lại việc sửa luật đầu tư nước ngoài. Các tổ chức xã hội dân sự đồng thanh kêu gọi chính phủ bà Tổng Thống Thái Anh Văn, nghiêm túc kiểm thảo "Chính Sách Kinh Tế Hướng Nam" và "Luật Đổi Mới Công Nghiệp", thiết lập cơ chế quản lý để ngăn chặn vốn của Đài Loan đối với các công ty Đài Loan vi phạm nhân quyền và làm hại đến môi trường sống của dân chúng địa phương, tránh việc doanh nghiệp khai thác, gây tác hại cho nguồn tài nguyên trong đời sống của dân chúng. Một cách cụ thể, chúng tôi gởi đến chính phủ Đài Loan 5 yêu cầu sau đây:
Formosa Hà Tĩnh phải công khai cung cấp thông tin về việc đã xả thải ra biển Miền Trung những chất độc hại gì? Nguyên nhân gì đã dẫn đến việc xả thải này? Các chi tiết về kết quả của việc điều tra, kiểm điểm và báo cáo.
Formosa Hà Tĩnh phải xây dựng hoàn chỉnh, minh bạch và có sự tham dự của dân chúng trong hệ thống giám sát môi trường, bao gồm việc trình bày rõ ràng về việc hoàn tất hệ thống giám sát hệ thống giám sát môi trường để theo dõi và phản ứng kịp thời để không thể có những biến cố tương tự trong tương lai sẽ không xảy ra.
Formosa Hà Tĩnh phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của mình, phải đối mặt với sự kiện ô nhiễm biển do chính mình tạo ra dẫn đến tình trạng người dân địa phương bị tổn thiệt hại, phải bù thoả đáng.
Chính phủ Đài Loan phải thay đổi "Chính Sách Kinh Tế Hướng Nam". Phải đưa vào trong chính sách này những giá trị về môi trường, xã hội và bảo vệ nhân quyền như là những trách nhiệm căn bản khi doanh nghiệp đi nước ngoài đầu tư.
Bộ Kinh tế cần phải sửa đổi "Các Nguyên Tắc Quy Định về Sản Xuất", và cũng như "Biện Pháp Giải Quyết Công Ty Đầu Tư Nước Ngoài". Cải thiện mật độ kiểm soát đầu tư nước ngoài, đồng thời trừng phạt các hành vi vi phạm hay thu hồi giấy phép đầu tư nước ngoài.