Theo tờ báo Taiwan New, tại Đài Loan nhu cầu về giáo viên tiếng Việt và tiếng Indonesia nhiều hơn trong số giáo viên của các ngôn ngữ Đông Nam Á khác. Theo tính toán khoảng 67% và 18% trong tổng số, Bộ Giáo Dục Đài Loan ước lượng.
Chương trình giáo dục bắt buộc 12 năm, sẽ được thực hiện tại Đài Loan vào năm 2019, yêu cầu học sinh tiểu học chọn giữa ngôn ngữ quốc gia hoặc một ngôn ngữ nước ngoài để học, và môn học đó sẽ có lớp mỗi lần/ tuần.
Chính phủ Đài Loan đang mong muốn ngôn ngữ Đông Nam Á có thể dần dần trở thành ngôn ngữ chọn lựa thứ hai đối với thế hệ trẻ Đài Loan, đặc biệt thế hệ thứ hai của những nước di dân mới. Chính phủ đang tính toán để giúp các bạn trẻ có cơ hội làm việc cho những công ty Đài Loan tại quê hương của cha mẹ họ.
Thái Chí Minh, một viên chức tại bộ phận Quản Lý Giáo Dục K -12 của Bộ Giáo Dục, nói rằng nhu cầu giáo viên tiếng Việt (67%) và tiếng Indonesia (18%) sẽ tăng lên cao tại Đài Loan hơn là nhu cầu về các ngôn ngữ Đông Nam Á khác theo dân số của thế hệ thứ hai di cư mới trong nước.
15% còn lại sẽ là Myanma, Cambochia, Philipine, và Thái Lan, và nhiều trường sẽ chia sẽ giáo viên ngôn ngữ với nhau, Ông Thái cho biết.
Tài liệu dạy học tiếng Việt và tiếng Indonesia đã được chuẩn bị nhiều năm và vì thế sẽ sẵn sàng hơn những ngôn ngữ khác, Ông Thái nói thêm.
“ Miễn là có nhu cầu, lớp học sẽ được mở”, thêm vào rằng Kinh tế Đông Nam Á đang bùng nổ và vì vậy tốt hơn là học các ngôn ngữ này sớm nhất có thể.
Tại thời điểm này, nhân viên dạy ngôn ngữ của di dân thường giữ vai trò là trợ giảng, bao gồm cô dâu nước ngoài hay các giáo viên đã học các ngôn ngữ và đã lấy được chứng nhận, Trương Minh Quân, Giám đốc phòng giảng viên và giáo dục nghệ thuật, cho biết.
Tuy nhiên, Trung tâm Đào tạo và Kiểm tra nói rằng tiếng Nhật và Hàn là ngôn ngữ lựa chọn hàng đầu của người Đài Loan, sau đó là ngôn ngữ Châu Âu, như Pháp, Đức, Tây Ban Nha. Thị trường ngôn ngữ Đông nam Á ở Đài Loan cần được khai phá.